THÔNG BÁO
Hướng dẫn cách nhận biết bệnh dại và cách phòng bệnh trên chó, mèo
13/04/2023 12:00:00

 

 

 

HƯỚNG DẪN CỦA BAN THÚ Y XÃ THANH XUÂN

Về Cách nhận biết bệnh Dại động vật và cách phòng, chống bệnh.

 

      Kính thưa toàn thể nhân dân.

Để chủ động phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo trên địa bàn xã. Ban chăn nuôi thú y xã khuyến cáo cách nhận biết và các biện pháp phòng, chống bệnh Dại như sau:.

I. Biểu biện khi chó mắc bệnh Dại

      Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cho nhiều loại gia súc và người do một loại vi rút có hướng thần kinh gây ra, gây tác loạn thần kinh trung ương, bắt nguồn từ não và tủy sống, vật bị bệnh thường thể hiện điên cuồng hay bại liệt. Khi người hay động vật đã bị bệnh Dại thì 100% trường hợp đều tử vong với những triệu chứng thảm khốc.

          * Đường xâm nhập của virút

- Trực tiếp: Qua vết cắn vết liếm, vết cào, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

          - Gián tiếp: Do người hoặc gia súc bị tổn thương cơ giới tiếp xúc với nước bọt của chó, mèo bị dại hoặc vi rút có thể qua niêm mạc mắt nguyên lành. Vi rút không sinh sản ở vết cắn mà theo dây thần kinh về hạch rồi vào thần kinh trung ương.

          Thời gian nung bệnh (từ khi bị cắn đến khi phát bệnh) dài hay ngắn phụ thuộc vào vết cắn ở gần hay xa thần kinh trung ương (não bộ - đầu) và loài gia súc; độ nông sâu của vết cắn; số lượng độc lực của virút trong nước bọt. Ở người thông thường là từ 1-3 tháng, ở chó khoảng 7 - 15 ngày.

- Triệu chứng chó mắc bệnh dại (thường xảy ra 2 thể)

- Thể điên cuồng

 Chó dại lên cơn dữ dội, hàm trễ, mắt đỏ ngầu, mất thần sắc tạo thành bộ mặt đặc biệt, chảy dãi, xùi bọt mép trắng như xà phòng, không còn cảm giác, chó có biểu hiện điên cuồng lao vào cắn người kể cả chủ và các động vật khác. Chó sợ gió, sợ nước, sợ ánh sáng, bỏ nhà đi có khi hàng chục km, những cơn điên như thể nối tiếp; chó gầy rất nhanh rồi chuyển sang bại liệt và chết.

- Thể bại liệt

 Chó thể hiện các trạng thái bất thường: Buồn bã, ngơ ngác, bồn chồn, ăn ít hay bỏ ăn. Sau đó lặng lẽ chui vào xó tối nằm lì (gọi là thể dại “câm” hay thể dại “im lặng”). Vài ngày sau đó chó bị liệt chân, liệt hàm, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do và không cắn được, chó gầy sút nhanh, nằm một chỗ rồi chết. Thể này thường thấy ở chó con, chó bị bệnh hay mơn chớn cắn hoặc liếm chân người, buồn bã, liệt toàn thân, rồi chết sau từ 3 - 5 ngày (Thể dại này rất nguy hiểm do khó nhận biết)

II. Các biện pháp phòng, chống

1.     Phòng bệnh

UBND các xã, thị trấn cần chỉ đạo, hướng dẫn, tuyên truyền các trưởng thôn, xóm,

nhân viên thú y xã, người chăn nuôi thực hiện một số nội dung sau:

a. Trưởng thôn, xóm

- Lập danh sách các hộ nuôi chó, mèo trên địa bàn (bao gồm các thông tin sau đây: Họ tên và địa chỉ của chủ nuôi; số lượng chó, mèo nuôi; ngày tháng, năm tiêm phòng vắc xin Dại);

- Hằng năm trước đợt tiêm phòng phải rà soát, thống kê, cập nhập thông tin về đàn chó nuôi trên địa bàn định kỳ 2 lần/năm (đợt 1 vào tháng 3-4; đợt 2 vào tháng 9-10);

b. Ban chăn nuôi thú y xã

- Kết hợp với trưởng thôn, xóm lập danh sách, thông kê đàn chó nuôi trong các hộ dân; đăng ký số lượng vaccin tiêm phòng dại ;

- Phối hợp với cơ quan thú y tổ chức tiêm phòng vắc xin Dại cho chó, mèo trên địa bàn; tổ chức đợt tiêm phòng tập trung theo từng thôn hoặc cụm dân cư.

c. Đối với các hộ chăn nuôi

- Phải đăng ký việc nuôi chó với Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn;

- Xích, nhốt hoặc giữ chó trong khuôn viên gia đình; khi đưa chó ra nơi công cộng phải bảo đảm an toàn cho người xung quanh bằng cách đeo rọ mõm cho chó hoặc xích giữ chó và có người dắt; Nếu thả rông chó ra nơi công cộng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ thì người nuôi chó có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Nếu để chó gây thương tích, thiệt hại tài sản cho người khác thì bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do vật nuôi của mình gây ra theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, quy định về xử lý hành vi thả rông chó: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng”;

- Chủ nuôi chó, mèo phải chấp hành việc tiêm phòng vắc xin dại cho chó, mèo nuôi nếu không chấp hành sẽ bị xử phạt theo quy định tại Khoản 3, Điều 2 của Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 90/2017/NĐ-CP, quy định về xử lý hành vi không tiêm phòng vắc xin đối với chó: “Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng”;

- Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

2. Chống dịch

Khi phát hiện chó nghi mắc dại cắn người báo cáo ngay với UBND xã để tổ chức quản lý chặt chẽ chó, mèo nuôi, đồng thời báo cáo với UBND huyện để có biện pháp xử lý kịp thời. Tiêu huỷ xác chó, mèo hoặc súc vật nghi chết vì dại, tiêu độc môi trường chăn nuôi. Triển khai tiêm phòng bao vây bằng vaccin phòng bệnh Dại cho chó ở nơi có chó nghi mắc bệnh dại cắn người.

* Lưu ý các trường hợp người bị chó cắn

- Khi bị chó dại cắn mà lên cơn thì 100% là tử vong. Do vậy, khi bị chó cắn người bệnh cần rửa ngay vết thương với xà phòng và dưới vòi nước chảy liên tục trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa ngay vết thương bằng nước sạch dưới vòi nước chảy liên tục 15 phút. Khi rửa không làm dập, nát thêm vết thương hoặc tổn thương rộng hơn. Sau đó phải đến ngay cơ sở y tế để điều trị càng sớm càng tốt và phải tuân thủ theo hướng dẫn của thầy thuốc.

- Việc theo dõi sát con chó (mèo) đã cắn là rất cần thiết. Nếu chó đi mất, hoặc bị ốm, bị chết, bị giết thịt, bị bán… thì báo ngay cho cán bộ y tế, thú y biết để thay đổi cách xử trí cho người bệnh phù hợp hơn. Điều trị dự phòng càng sớm thì hiệu quả càng cao; tuyệt đối không điều trị bằng thuốc Nam hoặc đi thử xem có mắc dại hay không.

- Nghiêm cấm việc giết mổ đối với động vật bị dại hoặc nghi dại.

Sau đây là thông báo của Ban thú y xã Thanh Xuân về lịch tiêm phòng bệnh dại ở chó mèo vụ hè thu năm 2023

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH XUÂN - HUYỆN THANH HÀ

Trưởng Ban Biên tập:. Ông Bùi Văn Tô - Chủ tịch UBND xã Thanh Xuân

Địa chỉ: UBND xã Thanh Xuân

Điện thoại: 0985796917

Email: ubndxathanhxuan.th@gmail.com

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 1
Hôm nay: 2
Tháng này: 2,406
Tất cả: 33,551